Bạn không cần phải có chứng chỉ để bắt đầu kinh doanh life coach, nhưng có một số kỹ năng cần thiết mà mọi nhà life coach đều cần trong quá trình hành nghề của họ. Một số life coach có được những kỹ năng này từ quá trình đào tạo huấn luyện, những người khác có được chúng từ kinh nghiệm sống và sự nghiệp trước đây của họ.

Những kỹ năng dưới đây được GEIN đúc kết trong quá trình học tập, thu thập và tổng hợp kiến thức từ những khóa học đào tạo life coach tại nước ngoài của các vị Founder.

1. Kỹ Năng Giao Tiếp

Là kỹ năng tối quan trọng đối với life coach, nó thể hiện bản thân một cách rõ ràng để có thể đưa ra quan điểm cho khách hàng của mình. Bạn cần có kỹ năng giao tiếp hiệu quả để giải thích các mô hình và bài tập huấn luyện , đồng thời bạn cần có vốn từ vựng đầy đủ, phong phú về tâm lý học để giúp khách hàng suy ngẫm về trải nghiệm của họ.

2. Kỹ Năng Tư Vấn

Kỹ năng tư vấn là một yếu tố quan trọng và cần thiết của một nhà life coach vì nó giúp họ tương tác hiệu quả với các cá nhân và hỗ trợ họ đạt được mục tiêu cá nhân và chuyển đổi tích cực trong cuộc sống.

Kỹ năng tư vấn bao gồm khả năng đặt ra những câu hỏi chính xác và khéo léo để kích thích sự tự nhìn nhận và giúp người học tự tìm ra giải pháp cho vấn đề của mình. Các câu hỏi này giúp khám phá sâu hơn về bản chất của vấn đề và thúc đẩy sự suy nghĩ sáng tạo.

Kỹ năng tư vấn giúp nhà life coach hỗ trợ người học xác định rõ mục tiêu và xây dựng kế hoạch hành động cụ thể để đạt được chúng. Việc này đòi hỏi sự hiểu biết sâu sắc về quá trình đặt mục tiêu và làm thế nào để vượt qua các thách thức.

3. Kỹ Năng Thiết Lập Mục Tiêu

Kỹ năng xác định mục tiêu là khả năng của một người để đặt ra, mô tả và xác định mục tiêu cụ thể mà họ muốn đạt được trong một khoảng thời gian nhất định. Điều này bao gồm quá trình tìm hiểu về mong muốn cá nhân, xác định những gì quan trọng và ý nghĩa đối với họ, và sau đó xây dựng những kế hoạch hành động cụ thể để đạt được những mục tiêu đó.

Là một phần quan trọng của bộ kỹ năng của một nhà life coach vì nó đóng vai trò quyết định trong việc hướng dẫn và hỗ trợ người học đạt được mục tiêu. Kỹ năng này giúp nhà life coach tư vấn cho khách hàng tập trung tối đa thời gian, tài nguyên vào những việc được xác định là quan trọng nhất, giúp tăng hiệu suất và đạt được kết quả tốt hơn.

4. Kỹ năng về tâm lý học

Kỹ năng tâm lý học là tập hợp các kỹ năng và hiểu biết liên quan đến tâm lý con người, cảm xúc, và hành vi. Đối với một nhà life coach, có những kỹ năng tâm lý học đặc biệt quan trọng để hiểu rõ và hỗ trợ người học trong quá trình phát triển cá nhân và đạt được mục tiêu.

Kỹ năng tâm lý học giúp nhà life coach hiểu rõ hơn về cảm xúc, nhu cầu và mong muốn của người học. Việc lắng nghe chân thành giúp tạo ra một môi trường tư vấn an toàn và hỗ trợ.

Nhà life coach cần hiểu sâu về tâm lý con người, bao gồm cả tâm trạng, quá trình ra quyết định, và cách thức xử lý cảm xúc. Điều này giúp họ phân tích một cách chính xác những thách thức và cơ hội mà người học đang phải đối mặt.

Tiếp đó kỹ năng này giúp nhà life coach có thể giữ được sự bình tĩnh và tập trung trong quá trình tư vấn, đồng thời giúp họ giúp người học xử lý cảm xúc một cách tích cực và hiệu quả.

5. Kỹ Năng Quản Lý Thời Gian

Kỹ năng quản lý thời gian giúp nhà life coach tổ chức lịch trình sao cho họ có thể tận dụng thời gian một cách hiệu quả trong quá trình tư vấn. Điều này đồng nghĩa với việc họ có thể cung cấp sự chăm sóc tốt nhất cho người học mà không làm mất đi chất lượng của cuộc tư vấn.

Khi có kỹ năng quản lý thời gian, nhà life coach có thể xây dựng kế hoạch hành động chi tiết và hiệu quả hơn. Điều này giúp họ và người học dễ dàng theo dõi tiến triển và thực hiện những bước cụ thể để đạt được mục tiêu.

6. Kỹ năng tạo động lực truyền cảm hứng

Một buổi coaching là một tình huống rất dễ bị tổn thương và việc thay đổi cá nhân không hề dễ dàng. Bạn có thể thấy sự tiến bộ của khách hàng theo thời gian, nhưng họ có thể không nhận thức được nhiều về việc họ đang làm như thế nào. Một chút khích lệ sẽ có tác dụng lâu dài!

Đôi khi, động lực có thể giảm sút khi người học đối mặt với thách thức. Nhà life coach cần có khả năng tìm ra cách giúp họ vượt qua những khó khăn, tăng cường lòng tin và duy trì động lực trong quá trình phát triển cá nhân.

Tạo động lực cũng liên quan đến việc tăng cường tự tin và tinh thần lạc quan của người học. Nhà life coach cần khích lệ họ nhìn nhận những khía cạnh tích cực và xây dựng lòng tin vào khả năng của mình.

7. Kỹ năng tổng hợp, tóm tắt

Sau khi khách hàng đã chia sẻ nhiều điều với bạn (có thể chuyển đổi giữa nhiều chủ đề), bạn nên tóm tắt lại những gì họ vừa nói với bạn. Đây là một công cụ đơn giản nhưng hiệu quả cao giúp khách hàng của bạn nghe lại những gì họ vừa nói từ người khác. Bằng cách này, họ có thể đối mặt với những suy nghĩ của chính mình và đưa ra bất kỳ sửa chữa hoặc suy ngẫm nào về chúng.

8. Kỹ năng quản lý kinh doanh

Ngoài chuyên môn, hầu hết các chuyên gia life coach đều là doanh nhân. Điều đó có nghĩa là bạn cần quan tâm đến vấn đề kế toán và thuế của mình , học cách tạo chiến lược kinh doanh và trở thành người quản lý dự án giỏi. Bạn cũng cần nâng cao kỹ năng ngoài của mình, bởi vì tự mình làm mọi việc sẽ hạn chế sự phát triển của bạn.

9. Ngôn ngữ cơ thể

Nhận thức được ngôn ngữ cơ thể của bạn và sử dụng nó sẽ giúp khách hàng biết rằng bạn đang lắng nghe và họ có thể tin tưởng cung cấp những thông tin nhạy cảm cho bạn. Giữ giao tiếp bằng mắt, thỉnh thoảng khẳng định họ bằng một cái gật đầu và không khoanh tay.

Gật đầu hoặc nghiêng đầu có thể cho khách hàng biết rằng bạn thực sự lắng nghe những gì mình đang nói. Nó có thể cho thấy rằng bạn thực sự có mặt với họ khi họ đang nói. Người ta thường trải nghiệm cái gật đầu giống như cách nói “vâng, tiếp tục”. Nó khuyến khích họ chia sẻ nhiều hơn, sâu sắc hơn và kể cho bạn nghe nhiều hơn. Tất cả mà không cần bạn phải nói một lời!

Xoay ghế của bạn một góc 45 độ hoặc hơi xa khỏi mặt khách hàng thường mang lại hiệu quả tốt nhất trong các buổi huấn luyện. Bằng cách này, bạn dường như không quá trực diện nhưng vẫn có thể giữ ngôn ngữ cơ thể của mình cởi mở với họ.

10. Kỹ năng đặt câu hỏi

Đặt câu hỏi là một trong những kỹ thuật hữu ích nhất mà nhà lifecoach sử dụng để giúp khách hàng khám phá vấn đề của họ. Nhà life coach phải đặt những câu hỏi giúp khách hàng thu được lợi ích cao nhất từ ​​việc huấn luyện và đi sâu vào cốt lõi vấn đề của họ. Các câu hỏi không chỉ giúp huấn luyện viên hiểu sâu hơn về những gì khách hàng đang trải qua. Chúng cũng giúp khách hàng hiểu rõ điều họ đang nói và điều gì thực sự quan trọng. Đây là lý do tại sao huấn luyện viên cần đặt những câu hỏi về những gì khách hàng đang trải qua. Vì vậy, thay vì hỏi khách hàng “ý bạn là gì”, huấn luyện viên sẽ hỏi một câu hỏi thể hiện sự hiểu biết sâu sắc hơn về vấn đề của họ như “hãy cho tôi biết thêm về ý của bạn khi bạn nói rằng bạn cảm thấy không hòa hợp với cha”.

Hành trình để trở thành nhà life coach hàng đầu là một con đường đòi hỏi rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức với một mục đích cao cả là giúp cho xã hội tốt đẹp hơn. GEIN đã và đang đóng góp một phần nhỏ trong cuộc hành trình đó. Tại đây là 10 kĩ năng life coach mà GEIN đánh giá là cần thiết dành cho life coach. Hãy theo dõi GEIN nhiều hơn vì chúng tôi luôn cung cấp và chia sẻ kiến thức về Life Coach đến với cộng đồng.

Bài viết cùng chuyên mục
Tổng quan về Life Coach: Khái niệm, lợi ích, phân loại

Tổng quan về Life Coach: Khái niệm, lợi ích, phân loại

GEIN ACADEMY BỊ MẠO DANH ĐỂ LỪA ĐẢO: HỌC VIÊN CẦN CẨN TRỌNG

GEIN ACADEMY BỊ MẠO DANH ĐỂ LỪA ĐẢO: HỌC VIÊN CẦN CẨN TRỌNG

CẢNH BÁO 3 CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO MẠO DANH GEIN ACADEMY

CẢNH BÁO 3 CHIÊU TRÒ LỪA ĐẢO MẠO DANH GEIN ACADEMY

Hướng dẫn xây dựng lộ trình kinh doanh life coach

Hướng dẫn xây dựng lộ trình kinh doanh life coach

Facebook GEIN Academy Tư vấn thông tin Liên hệ hợp tác
Hỗ trợ trực tuyến